Tại bước đầu tiên và rất quan trọng của quy trình SEO thì việc research và phân tích website sẽ cần làm trước tiên. Đây là bước để bạn hiểu về tình trạng hiện tại của website và độ khó của lĩnh vực. Để các bước tiếp theo của một dự án SEO đi đúng hướng thì tại bước này bạn cần làm những công việc như sau:
1. Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là một việc làm quan trong ở dự án SEO, công việc này quyết định các nội dung mà bạn cần triển khai sau này. Nó còn giúp bạn dự đoán được nhu cầu của khách hàng để từ đó bạn có định hướng tiếp cận phù hợp.
Mục đích của nghiên cứu từ khóa là xác định được những từ khóa phù hợp nhất mà bạn có thể đạt được hạng khi làm SEO. Ở đây yếu tố phù hợp được nhấn mạnh vì đôi khi không phải từ khóa nào bạn muốn đạt được hạng là sẽ đạt được hạng ở từ đó. Nếu bạn quá đắm chìm vào một vài từ khóa quá hot và chung chung (VD như: Vietnam travel, bất động sản) thì đôi khi kết quả bạn nhận được là không có gì cả.
Để chọn ra được một danh sách từ khóa phù hợp nhất, bạn sẽ cần sử dụng những công cụ nghiên cứu từ khóa như Google keywords plan, SEM Rush … Còn nếu bạn là người đi thuê dịch vụ thì bạn cần biết cách làm việc với các agency .
2. Nghiên cứu đối thủ
Nghiên cứu đối thủ là một việc mà nhiều người thường bỏ qua khi làm dự án SEO. Tuy nhiên để tránh gặp phải những trường hợp không biết lượng sức mình hay có sự đầu tư không tương xứng, theo tôi đây cũng là một bước quan trọng cần làm.
Nghiên cứu đối thủ là công việc được thực hiện sau khi đã chọn ra được danh sách từ khóa. Bạn nên tham khảo ít nhất 5 website hàng đầu ở lĩnh vực từ khóa được chọn. Ở bước này bạn cần sử dụng những công cụ phân tích website ví dụ như SEM Rush, Kwfinder …
3. Phân tích chất lượng hiện có của website
Phân tích chất lượng hiện có của website là bước phân tích nội lực ( traffic - lượt truy cập), hiểu về những cái bạn đang có và bạn đang ở đâu. Việc đẩy hạng một website đã có uy tín chắc chắn sẽ dễ hơn so với việc đẩy hạng một website mới hoàn toàn.
Tuy nhiên để đẩy hạng một website cũ, nhưng bị làm sai thì không! Rất nhiều khách hàng có sự nhầm lẫn và nghĩ là website đã tồn tại lâu năm là có uy tín. Tuy nhiên thực tế thì lại cho thấy rất nhiều website từng tồn tại lâu năm, là thương hiệu được nhiều người biết đến nhưng lại là website bị Google phạt.
Các công cụ cần sử dụng để phân tích website:
Chú ý: Kết thúc bước 1 đầu ra sẽ thường là một thống kê trên file excel hoặc words để thông tin được tổng hợp rõ ràng. Trong file research cần có ít nhất 3 nội dung đã thống kê ở trên. Một số dự án phức tạp sẽ có mức chi tiết cao hơn, còn nếu dự án SEO là những website mới xây dựng thì sẽ không có bước này.
1. Xác định ngân sách đầu tư và KPI tương ứng
Khi làm SEO có một việc cần rất rõ ràng chính và xác định mức đầu tư của chủ dự án. Mỗi một ngân sách khác nhau thì có thể kỳ vòng một kết quả tương ứng. Thực tế cho thấy có rất nhiều dự án không được triển khai vì sự bất hợp lý giữa ngân sách đầu tư và mong muốn kết quả của chủ đầu tư.
Làm SEO sẽ thường không có một ngân sách nào cố định cho tất cả các website. Mỗi một dự án có độ khó khác nhau sẽ có một mức ngân sách khác, do thời gian công sức sử dụng khác nhau. Tùy vào độ khó của dự án mà số người tham gia sẽ khác nhau tương ứng.
Về KPI của dự án, có rất nhiều mục tiêu hướng đến ví dụ như đẩy traffic, thứ hạng từ khóa bao phủ, và số lượt chuyển đổi . Đây là những mục tiêu chính nên được hướng tới. Nhưng khi tiến hành làm thương mại thì để dễ trong việc thanh toán, thường thì các agency chỉ cam kết mục tiêu thứ hạng từ khóa. Đây là một mục tiêu rất cụ thể và khó làm giả.
Hai mục tiêu là traffic và lượt chuyển đổi cũng là điều mà tại nhiều dự án chúng tôi vẫn có thể dự đoán để khách hàng tham khảo và đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không ?
2. Lập kế hoạch triển khai và bố trí nhân sự
Sau khi chốt được ngân sách đầu tư và KPI tương ứng thì đây là lúc SEO leader bắt đầu vào việc lập kế hoạch cho dự án. Tùy vào ngân sách của dự án mà SEO Leader có thể bố trí được số người tương ứng.
Làm SEO là cả một quá trình kéo dài trong khoảng 1 năm và có sự tham gia của nhiều người vì vậy đây là một bước rất quan trọng, nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố kinh nghiệm cũng như kỹ năng tổ chức. Sự khác biệt giữa các công ty làm SEO chuyên nghiệp và nghiệp dư sẽ thể hiện rất rõ ở khâu này.
Với các trang web khi seo thì mọi công đoạn đều rất cẩn trọng đặc biệt công đoạn tối ưu website. Từ các đầu mục cơ bản tiêu đề, hình ảnh, nội dung được làm mới 100%, độ lặp của từ khóa trong phạm vi cho phép ngoài ra hình ảnh cùng cần được khai báo cá thẻ liên quan
Tại bước 3, tối ưu hóa website thường có sự tham gia của SEO Leader trong vai trò lên ý tưởng và kiểm thử website, đồ họa viên sẽ triển khai ý tưởng đó thành file thiết kế còn lập trình viên để xây dựng mã nguồn. Những công việc chính cần làm ở bước này có thể kể đến như sau:
1. Lên layout cho website
Để đảm bảo website mới có cả giao diện và tính năng vượt trội so với website cũ thì bước đầu tiên cần làm là layout. Tại bước này người thực hiện cần có kỹ năng làm website tốt, hiểu rõ sản phẩm, người dùng cũng như mục tiêu của dự án.
2. Thiết kế và lập trình web chuẩn SEO
Tại bước thiết kế và lập trình website chuẩn SEO sẽ là sự tham gia một cách tuần tự của 2 nhân sự là đồ họa viên và lập trình viên.
Một website được thực hiện với sự góp mặt của bộ 3 là SEO Leader, đồ họa viên và lập trình viên là sự kết hợp cần thiết để tạo ra một website có chuyển đổi cao sau này. Khi một website đã có nền tảng và ý đồ rõ ràng, đây mới là lúc phát triển content và quảng cáo để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
3. Kiểm thử website
Kiểm thử website là bước cuối cùng để xác định xem website đã thực sự đạt được hiệu năng và cài đặt chuẩn SEO hay chưa. Tại những công ty seo chuyên nghiệp và có sự phân chia nhiệm vụ rõ ràng thì đôi khi ở bước này còn có sự xuất hiện thêm 1 nhân sự là Tester. Tuy nhiên khi thuê đơn vị triển khai SEO thì việc này vẫn thường được SEOer đảm nhiệm.
Tối ưu hóa SEO Onpage là công việc nên làm sau khi website được xây dựng xong bởi lập trình viên. Khi này SEOer sẽ kiêm luôn vai trò của nhân viên kiểm thử (Tester) để bắt lỗi website, cài đặt thêm plugin hay khai bao chủ quyền của website. Những công việc cần làm ở SEO Onpage đó là:
1. Kiểm tra tính chuẩn SEO
Tại bước này, SEOer cần sử dụng những công cụ như Google Pagespeed để kiểm tra tốc độ website, Sử dụng các phần mềm như Seoquake để kiểm tra liên kết ra vào hay kiểm tra dung lượng hình ảnh.
2. Cài đặt và khai báo plugin cho SEO
Có rất nhiều plugin mà SEOer cần cài đặt và cấu hình cho website tại bước này. Tuy nhiên ở mỗi một công ty lại có những plugin khác nhau. Những cái tên hàng đầu có thể kể đến như Yoast SEO, SEO Images, Meta Box …
3. Khai báo chủ quyền của website
Khai báo chủ quyền cho website bao gồm những công việc mà SEOer cần làm đó là:
Tại bước sản xuất content, nó là sự hợp tác của SEO Leader, nhân viên Content (Copywriter) và khách hàng. Thông thường thì khách hàng sẽ đảm nhận một số loại content nhất định ví dụ như tin tức công ty, tin dự án, thông tin sản phẩm dịch vụ.
Những công việc chính của bước sản xuất content:
1. Lập kế hoạch xây dựng nội dung
Tại bước lập kế hoạch xây dựng nội dung sẽ được thực hiện bởi SEO Leader. Sau khi đã hiểu rõ về sản phẩm dịch vụ và bảng từ khóa, SEO Leader sẽ xác định số lượng bài viết cần xây dựng mỗi tháng. Họ xác định những chủ đề cần viết, tiêu đề và có thể là cả outline cho từng bài viết.
2. Xây dựng nội dung
Bước xây dựng nội dung được thực hiện bởi các Copywriter theo kế hoạch đã được vạch ra từ SEO Leader. Cũng một ý tưởng viết bài cho các từ khóa đã định, Copywriter có thể viết nó thành nhiều dạng khác nhau như content text để đăng vào website, content hình ảnh để đăng vào Facebook hay content video để đăng vào Youtube cũng như tiktok …Bài viết cần đạt độ tươi mới 100% và các thông số cơ bản khác về độ trùng lặp từ khóa 1-2%...
3. Theo dõi và update
Theo dõi và update nội dung là công việc vẫn được tính vào sản xuất content. Công việc này thường được các SEOer thực hiện. Nhiệm vụ của họ là theo dõi thứ hạng và chỉ số của những bài viết theo từ khóa tương ứng.
Có rất nhiều bài viết đã từng được dồn rất nhiều công sức xây dựng, lên hạng và thu về rất nhiều truy cập. Tuy nhiên theo thời gian thì nó sẽ dần bị outdate và mất hạng. Nhiệm vụ của SEOer lúc này là cần xác định những bài viết kể trên và tái tối ưu để tìm cách phục hồi.
Ngoài ra cũng có những bài viết sau khi viết xong lại không được thứ hạng mong muốn, thu hút được rất ít lượt quan tâm. Khi đó thì SEOer lại cần có kế hoạch viết lại hoặc nâng chuẩn bài viết lên cao hơn.
Tối ưu hóa SEO Offpage là tất cả những công việc làm ngoài website góp phần xây dựng lên một thương hiệu mạnh trên internet. Công việc này được SEOer thực hiện song hành với phát triển website, những công việc quan trọng hàng đầu có thể kể đến là:
- Xây dựng các mạng xã hội
- Xây dựng backlink ở website bên ngoài
- Đăng ký Google Business
Cả 3 công việc kê trên đều khá đậm tính chuyên môn vì vậy tôi sẽ update thành những bài viết riêng trong thời gian tới. Những bài viết đậm tính chuyên môn sẽ phục vụ cho những bạn đọc thực sự nghiêm túc và muốn học SEO một cách chuyên sâu.
Tại bước 7, công việc được thực hiện định kỳ bởi SEO Leader . Dựa vào những công cụ như Google Analytic, Google webmaster, rank checker … Người làm SEO sẽ nắm bắt được tình hình truy cập, thứ hạng của từ khóa cũng như chỉ số của người dùng. Tại đây họ sẽ xác định ra những bài viết cần được cải tiến, bài viết cần được đẩy mạnh quảng cáo.
Bước 7 đòi hỏi người thực hiện có nhiều yếu tố kinh nghiệm trong việc cải tiến website từ chất lượng nội dung cho đến mã code. Tại bước này, người thực hiện cần không ngừng đặt ra câu hỏi: Làm sao để website tốt hơn?
Bước cuối cùng của một quy trình SEO là duy trì kết quả. Khi làm SEO, có những dự án tốn rất nhiều ngân sách để đạt thứ hạng cao trên Google và luôn muốn giữ gìn kết quả đó hoặc còn muốn tăng thêm.
Tuy nhiên cũng có những dự án chủ đầu tư chỉ làm mạnh trong 1-2 năm đầu tiên. Khi đó họ có thể cắt bớt ngân sách quảng cáo, còn các công ty làm SEO thì rút bớt nhân sự ra khỏi dự án.
Tại bước duy trì kết quả, các SEOer vẫn cần theo dõi truy cập và nhận các thông báo từ Google qua Webmaster tool. Việc chỉnh sửa và viết mới vẫn cần thực hiện nhưng sẽ bị phụ thuộc vào mức ngân sách duy trì của dự án.
Trên đây là bài viết về quy trình làm SEO tại Eportal. Nếu bạn thấy bài viết này là hữu ích, hãy like hoặc share để chúng tôi có thêm động lực chia sẻ mỗi ngày. Còn nếu bạn đang có những câu hỏi khác về dịch vụ SEO?
—----------------------
LIÊN HỆ TƯ VẤN CHI TIẾT |
0969 024 600 - 0979 645 600 |
Dịch vụ SEO Website Chỉ từ 86k/ 1 từ khóa
Không lên HOÀN TIỀN 600K/ 1 từ khóa |
Dịch vụ Google Ads Chỉ từ 1.5tr/ 1 tháng
Thay một NHÂN VIÊN Marketing Online HIỆU QUẢ |